Với bờ biển dài 15 km, là vùng chuyển tiếp từ chân
núi Tà Kóu, Bà Đặng ra sát mép biển, địa hình không phức tạp, tương đối thấp đi
lại dễ dàng, có các bãi biển đẹp, các dãy đá nhấp nhô dọc theo bờ biển
(chủ yếu tại thôn Kê Gà), nhiều thắng cảnh đẹp nên xã có thế mạnh về phát triển
ngành dịch vụ du lịch.
Đất cồn cát trắng vàng: (Hapli - Luvic
Arenosols - ARl.h)
Diện tích 1.611,06 ha, chiếm 26,22% diện
tích tự nhiên của xã, phân bố thành dải đồi thấp chạy dọc ven biển của xã. Tầng
đất dày trên 100 cm. Thành phần cơ giới là cát thô, kết cấu rời rạc, nghèo chất
hữu cơ, khả năng giữ nước và giữ phân rất kém. Đất chua vừa (pHKCl:
5 - 5,5).
Đất cồn cát đỏ: (Hapli - Rhodic Arenosols
- ARr.h)
Diện tích 2.317,65 ha chiếm 37,72% diện tích tự
nhiên của xã. Là loại đất có diện tích lớn nhất được hình thành trong mối quan
hệ chặt chẽ của khí hậu nóng - khô hạn. Phân bố chủ yếu ở gần địa hình cao, độ
dốc từ 30 - 80.
Đất phù sa: (Fluvisols)
Đất phù sa được hình thành từ sản phẩm trầm tích
sông suối tuổi Holocen muộn Kỷ đệ tứ (QIV) do dòng chảy trên thượng nguồn đem
lại, ảnh hưởng trực tiếp đến mẫu chất, chủ yếu là khối đá Granit, đá phiến nhẹ,
từ chua đến ít chua, dung tích hấp thụ và độ no Bazơ thấp, tỷ lệ cấp hạt cát
mịn 75 - 80%, limon 10 - 15%, sét 5 - 10%, tầng đất dày, màu nâu, hàm lượng
dinh dưỡng tập trung ở tầng đất mặt, càng xuống sâu hàm lượng dinh dưỡng càng
thấp.
Đất phù sa
ngòi suối (Umbrihumi - Dystric Fluvisols - FLd.uh):
Diện tích 465,68 ha, chiếm 7,58% diện tích tự nhiên.
Đất được hình thành do sự bồi tụ của sản phẩm phù sa đem lại vào mùa mưa. Tầng
đất dày trên 100 cm. Đất có màu nâu vàng đến nâu đen do tích lũy nhiều mùn nhất
là tầng mặt.
Đất mặn: (Salic Fluvisols - FLs)
Diện tích 844,70 ha, chiếm 13,75% diện tích đất tự
nhiên của xã, phân bố tập trung chủ yếu ở địa hình thấp trũng, vàn, vàn thấp
ven biển thuộc thôn Kê Gà, Văn Kê và Cây Găng là chủ yếu.
Nhóm đất này chia thành 02
loại:
- Đất mặn ít, trung bình cơ
giới nhẹ (M) - Molli Salic Fluvisols (Fls.m) có diện tích 673,15 ha chiếm
10,96% diện tích tự nhiên của xã.
- Đất mặn nhiều cơ giới nhẹ
(Mn.a) - Hapli Salic Fluvisols (Fls.h) có diện tích 171,55 ha, chiếm 2,79% diện
tích tự nhiên của xã tập trung tại khu vực thôn Cây Găng.
Đất xám trên phù sa cổ: (Veti
- Haplic Acrisols: ACh.ve)
Có diện tích 519,63 ha chiếm
8,46% diện tích tự nhiên của xã. Đất chua (pHKCl: 4,9), độ phì thấp,
thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, hàm lượng Nitơ và Lân rất nghèo. Phân
bố ở phía tây bắc núi Bà Đặng.
Đất xói mòn trơ sỏi đá :
(Dystri - Lethic Leptosols)
Diện tích 247,46 ha
chiếm 4,03% diện tích tự nhiên của xã. Phân bố ở khu vực núi Bà Đặng, khu gộp
đá thuộc thôn Thạnh Mỹ, đất ở đây có độ che phủ thấp nên quá trình rửa trôi,
xói mòn diễn ra mạnh. Tầng đất mỏng dưới 30 cm. Trong đất có rất nhiều đá lẫn
và đá lộ đầu.